We make logistics, Our passion - Chúng tôi kiến tạo logistics, bằng niềm đam mê

Chứng từ bảo hiểm lô hàng

Thứ bảy - 07/12/2019 00:52
Tại sao phải mua bảo hiểm cho hàng hóa? Khi mua bảo hiểm hàng hóa - chúng bảo vệ hàng hóa của bạn như thế nào?
Chứng từ bảo hiểm lô hàng
1. Khái niệm
Chứng từ bảo hiểm là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng bảo hiểm và dùng để điều tiết quan hệ giữa tổ chức bảo hiểm và người được bảo hiểm. Trong mối quan hệ này, tổ chức bảo hiểm nhận bồi thường cho những tổn thất xảy ra vì những rủi ro mà hai bên đã thảo thuận trong hợp đồng bảo hiểm, còn người được bảo hiểm phải nộp cho người bảo hiểm một số tiền nhất định gọi là phí bảo hiểm.
E
Sự cam kết này do hai bên tự nguyện, không có sự cưỡng chế của pháp luật hay của một bên nào. Trừ bảo hiểm bắt buộc do pháp luật quy định nhằm mục đích bảo vệ lợi ích công cộng và an toàn xã hội
Về hiệu lực pháp lý, chứng từ bảo hiểm không có giá trị bằng hợp đồng bảo hiểm. Trong trường hợp xuất nhập khẩu theo CIF hay CIP thì phải có hợp đồng bảo hiểm.
Theo điều 28 UCP 600, chứng từ vận tải phải thể hiện trên bề mặt là được công ty bảo hiểm hoặc đại lý của công ty bảo hiểm phát hành và ký tên. Các chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp sẽ không được chấp nhận trừ khi quy định rõ trong L/C.
2. Phân loại
Chứng từ bảo hiểm thường được dùng là đơn bảo hiểm hay giấy chứng nhận bảo hiểm:
+ Đơn bảo hiểm (Insurance Policy): là chứng từ do tổ chức bảo hiểm cấp, bao gồm những điều khoản chủ yếu của hợp đồng bảo hiểm nhằm hợp thức hóa hợp đồng này. Đơn bảo hiểm gồm có: Các điều khoản chung có tính chất thường xuyên, trong đó người ta quy định rõ trách nhiệm của người bảo hiểm và người được bảo hiểm; Các điều khoản riêng về đối tượng bảo hiểm (tên hàng, số lượng, ký mã hiệu, tên phương tiện chở hàng,..) và việc tính toán phí bảo hiểm.
ÁD
+ Giấy chứng nhận bảo hiểm (Insurance certificate): là chứng từ do người bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm để xác nhận hàng hóa đã được mua bảo hiểm theo điều kiện hợp đồng. Nội dung của giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ bao gồm điều khoản nói lên đối tượng được bảo hiểm, các chi tiết cần thiết cho việc tính toán phí bảo hiểm và điề kiện bảo hiểm đã thảo thuận.
SD
Ngoài ra còn có phiếu bảo hiểm (Cover note) là chứng từ do người môi giới bảo hiểm cấp trong khi chờ lập chứng từ bảo hiểm. Đây là chứng từ mang tính chất tạm thời không có giá trị lưu thông và không có giá trị để giải quyết tranh chấp tổn thất xay ra nên Ngân hàng từ chối tiếp nhận phiếu bảo hiểm.
3. Chức năng
Bảo hiểm đơn là chứng từ do công ty bảo hiểm cấp cho người được bảo hiểm. Bảo hiểm có tác dụng:
Chứng nhận cho một lô hàng đã được bảo hiểm, góp phần giải quyết những rủi ro có thể xảy ra trong vận tải quốc tế
– Giải quyết phần nào thiệt hại xả ra trong vận tải đường biển vì bảo hiểm là hình thức phân tán rủi ro theo nguyên lý cộng đồng.
– Là chứng từ cần thiết để khiếu nại hãng bảo hiểm và nhận bồi thường bảo hiểm khi có tranh chấp, kiện tụng.
4. Nội dung
4.1. Tên và địa chỉ của công ty bảo hiểm: được ghi ở đầu trang của đơn bảo hiểm
4.2. Tiêu đề: Đơn bảo hiểm phải ghi tiêu đề là INSURANCE POLICY được in với cỡ chữ to nhằm phân biệt đơn bảo hiểm với các chứng từ khác đang lưu thông trên thị trường
4.3. Ngày tháng lập chứng từ bảo hiểm:
Ngày lập chứng từ được ghi ở góc gưới bên phải phía sau từ “on” trong cụng từ “Issued in…on” hoặc trước cụm từ “Date of issue”.
Ngày lập chứng từ không được muộn hơn ngày giao hàng trừ khi trên chứng từ bảo hiểm thể hiện là bảo hiểm có hiệu lực từ một ngày không chậm hơn ngày giao hàng.
4.4. Số chứng từ bảo hiểm: là số chứng từ do người ký phát đơn bảo hiểm ghi ngay dưới tiêu đề trên đơn bảo hiểm.
4.5. Người được bảo hiểm: Tên và địa chỉ của người được bảo hiểm nếu L/C không có quy định gì thì đó là tên và địa chỉ của người gửi hàng (nhà xuất khẩu)
4.6. Tên con tàu và số hiệu con tàu:  Tên, số hiệu con tàu hoặc phương tiện vận chuyển khác: được ghi sau chữ “Name of Vessel ỏ No.of flight” hoặc “Name and/or No, of Vessel/Flight”. Tên con tàu hay phương tiện vận chuyển khác phải đồng nhất với L/C hay các chứng từ khác.
4.7. Giao hàng từ … đến….: Trong hợp đồng bảo hiểm ghi rõ nơi khỏi hành “From:”, nơi đến “To:” và nơi chuyển tải nếu có “Transhipment”
4.8. Điều kiện bảo hiểm Điều kiện bảo hiểm trong hợp đồng bảo hiểm là điều kiện đã được thỏa thuận giữa người mua bảo hiểm và người bán bảo hiểm. Điều kiện bảo hiểm ghi theo yêu cầu của người được bảo hiểm đúng như ghi trong L/C, không thêm bớt nếu thanh toán bằng L/C. Điều kiện bảo hiểm được ghi sau chữ “Condition or special coverage”, “condition of insurance”. Trong hợp đồng bảo hiểm phải ghi rõ điều kiện bảo hiểm (A, B, C…).
4.9. Chữ ký: Chứng từ bảo hiểm phải được ký theo quy định, pahir thể hiện là do một công ty bảo hiểm, người bảo hiểm hoặc đại lý bảo hoặc của người người được ủy quyền của họ ký và phát hành. Chữ ký của đại lý hoặc người được ủy quyền phải chỉ rõ là đại lý hoặc người được ủy quyền đã ký thay hoặc là thay mặt cho công ty bảo hiểm hoặc người được bảo hiểm ký.
ÁD
5. Những lưu ý khi sử dụng chứng từ bảo hiểm
5.1. Tính chuyển nhượng
Trong thương mại quốc tế, người mua bảo hiểm có thể là một người còn người thụ hưởng bảo hiểm lại là người khác; để làm được điều này, chứng từ bảo hiểm phải yêu cầu được lập là chuyển nhượng được
Khi chứng từ bảo hiểm thuộc lại chuyển nhượng được, thì người mua bảo hiểm nhất thiết phải ký hận có như vậy thì mới đủ cơ sở pháp lý để người được chuyển nhượng đòi tiền bồi thường.
5.2. Chứng từ bảo hiểm đích danh: không thể chuyển nhượng được nên không linh hoạt, do đó nó được dùng hạn chế.
5.3. Chứng từ bảo hiểm theo lệnh: rất linh hoạt, phù hợp với tính chất thương mại quốc tế nên được dùng phổ biến.
5.4. Chứng từ bảo hiểm vô danh: là loại linh hoạt nhất, nghĩa là bất cứ ai nắm giữa nó đều trở thành người hưởng lợi bảo hiểm do đó nó dễ bị lạm dụng, nếu dùng thì phải có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tất cả các chứng từ bảo hiểm gốc.
5.5. Số tiền bảo hiểm: (Theo quy định của UCP)
– Chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ số tiền bảo hiểm và phải cùng loại tiền với L/C
– Số tiền bảo hiểm tối thiểu là 110% của giá trị CIF, CIP hay giá trị hóa đơn. Tuy nhiên, số tiền bảo hiểm có thể lớn hơn, do các bên thảo thuận, số tiền bảo hiểm càng cao thì phí bảo hiểm cũng càng cao.
5.6. Xuất trình bản gốc:
Tất cả các bản gốc chứng từ bảo hiểm phải được xuất trình. Về cơ bản, bản gốc chứng từ bảo hiểm cũng giống như bản gốc vận đơn đường biển là có tính lưu thông, có giá trị chuyển nhượng và được phát hành thành nhiều bản có giá trị như nhau.
5.7. Loại tiền và số tiền bảo hiểm phải thích ứng và đầy đủ.
5.8. Mô tả hàng hóa trên chứng từ bảo hiểm phải đúng với thực tế hàng hóa được bảo hiểm. Bên và nơi khiếu nại đòi tiền bảo hiểm phải được người bảo hiểm chấp nhận.
Nguồn: http://logistics-institute.vn/

 

Tổng số điểm của bài viết là: 5 trong 1 đánh giá

Xếp hạng: 5 - 1 phiếu bầu
Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây