We make logistics, Our passion - Chúng tôi kiến tạo logistics, bằng niềm đam mê

Hướng dẫn Cấp C.O Form D

Thứ tư - 11/03/2020 06:16
Quy trình Cấp C.O form D cho Doanh Nghiệp!

Trang 1 / 4
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN
XUẤT XỨ HÀNG HÓA
 
I. Đối tượng được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D:
Hàng hóa được cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D- là hàng hóa phải đáp ứng được đầy đủ các điều
kiện quy định tại Hiệp định CEPT, bao gồm:
1. Hàng hóa có chứa ít nhât 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên
ASEAN nào trong thành phần của hàng hóa,
§ Công thức tính 40% Hàm lượng ASEAN:
 
Giá trị nguyên phụ liệu nhập
khẩu từ nước không phải là
thành viên ASEAN
+ Giá trị nguyên phụ liệu
có xuất xứ không được
xác định
 
Giá FOB x 100    <= 60%
 
2. Được vận tải trực tiếp từ một nước thành viên này đến một nước thành viên khác (Nước xuất
khẩu là thành viên ASEAN và nước nhập khẩu là thành viên ASEAN). Gồm có các trường hợp:
1. Hàng được vận chuyển qua bất kỳ lãnh thổ của một nước ASEAN nào
Ví dụ : Hàng đi từ Thái Lan qua Lào vào Việt Nam.
1. Hàng được vận chuyển không qua lãnh thổ của bất kỳ một nước không phải là thành
viên ASEAN nào khác (hàng đi thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu)
Ví dụ : Hàng từ Cảng Singapore đến cảng Sài Gòn.
1. Hàng hóa được vận chuyển quá cảnh qua một hoặc nhiều nước trung gian kế cận
ASEAN, không phải là thành viên ASEAN, có hoặc không có chuyển tải hoặc lưu kho tạm thời tại
các nước đó, với điều kiện :
        c1 Quá cảnh là cần thiết vì do địa lý hay do yêu cầu có liên quan trực tiếp đến vận tải hàng ; Ví dụ
: Hàng từ Philippines qua HongKong đến cảng Hải Phòng .
        c2 Hàng hóa không được mua bán hoặc tiêu thụ tại nước quá cảnh đó .và c3 Không được có
những thao tác gì tác động đến hàng hóa tại nước quá cảnh ngoài việc dở hàng và tái xếp hàng hoặc
những công việc cần thiết để giữ hàng trong điều kiện đảm bảo..
 
II. Thủ tục cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
1- Hướng dẫn chung
-Nhà xuất khẩu sản phẩm đủ tiêu chuẩn được hưởng ưu đãi viết đơn gửi Công ty Giám định xuất xứ
hàng hóa, để được kiểm tra xuất xứ hàng hóa trước khi xuất khẩu. Kết quả của việc kiểm tra này có thể
được xem xét lại định kỳ hoặc bất cứ khi nào thấy cần thiết , sẽ được chấp nhận là chứng cứ hỗ trợ để
xác định xuất xứ hàng hóa được xuất khẩu cho sau này. Có thể không áp dụng kiểm tra đối với một số
hàng hóa có xuất xứ dễ xác định.
-Khi làm thủ tục để xuất khẩu hàng hóa được hưởng ưu đãi, nhà xuất khẩu phải nộp đơn xin cấp Giấy
chứng xuất xứ cùng với các chứng từ cần thiết chứng minh hàng hóa xuất khẩu đủ tiêu chuẩn để được
cấp mẫu D.
Trang 2 / 4
- Cơ quan có thẩm quyền của Chính Phủ được giao cấp Giấy chứng nhận mẫu D sẽ kiểm tra cụ thể
từng trưỡng hợp, nhắm đảm bảo rằng:
+ Đơn xin và Giấy chứng nhận mẫu D đã được khai đúng, đủ và được người có thẩm quyền ký ;
+ Xuất xứ của hàng hóa tuân thủ quy chế xuất xứ .
+ Các lời khai khác trong Giấy chứng nhận mẫu D phù hợp với các chứng từ kèm theo
+ Quy cách, số lượng và trọng lượng hàng hóa, mã hiệu và số lượng kiện hàng , số lượng và các loại
kiện hàng được khai phù hợp với hàng hóa xuất khẩu..
 
2- Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa :
- Đơn xin cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D doGiám đốc ký. (bàn chính)
- Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D do Bộ Thương mại ban hành đã được khai hoàn chỉnh do Thủ
trưởng đơn vị ký. (bản chính)
- Bản photo Form D đã khai;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D do một Công ty kinh doanh giám định hàng hóa xuất nhập
khẩu thực hiện (Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa do Công ty kinh doanh dịch vụ giám định
cấp ) (bản chính)
- Tờ khai hải quan đã thanh khoản; (bản sao )
- Hóa đơn thương mại (và phiếu đóng gói); (bản sao )
- Vận đơn; (bản sao )
- Hợp đồng ( và các phụ kiện hợp đồng có liên quan) (bản sao )
* Các loại giấy tờ sử dụng bản sao đồng thời đem theo bản chính để đối chiếu.
* Đối với một số loại hàng hóa mà do bản chất (như nông sản, thủy sản tươi sống ,..) có thể dễ dàng
xác định xuất xứ thuần túy tại Việt Nam thì doanh nghiệp có thể làm văn bản cam kết về xuất xứ hàng
hóa do doanh nghiệp xuất khẩu thay cho Giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa.
 
3- Cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa mẫu D:
- Giấy chứng nhận mẫu D phải theo đúng mẫu do Bộ thương mại phát hành và phải làm bằng tiếng
Anh ;
- Bộ Giấy chứng nhận mẫu Dgồm 01 bản gốc và ba bảng sao carbon (carbon copy) có mầu như sau:
* Bản gốc (Original): Màu tím nhạt (light violet)
* Bản sao thứ hai (Duplicate) Màu da cam (Orange)
* Bản sao thứ ba (Triplicate) Màu da cam (Orange)
* Bản sao thứ tư (Quadruplicate) Màu da cam (Orange)
- Mỗi bộ Giấy chứng nhận có tham chiếu riêng của mỗi địa điểm hoặc cơ quan cấp.
- Bản gốc và bản sao thứ ba được nhà xuất khẩu gửi cho nhà nhập khẩu để nộp cho cơ quan hải quan
tại cảng hoặc địa điểm nhập khẩu; bản sao thứ hai được cơ quan có thẩm quyền cấp giữ lại; bản sao thứ
tư được nhà xuất khẩu giữ lại;
- Sau khi nhập khẩu hàng hóa, bản sao thứ ba sẽ được đánh dấu thích hợp vào ô thứ tư và gửi lại cho
cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng xuất xứ hàng hóa trong khoảng thời gian thích hợp.
 
Trang 3 / 4
4- Thời hạn cấp Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D
(thời hạn này được tính kể từ khi nhận đầy đủ hồ sơ hợp lệ )
- 2 giờ làm việc đối với các trường hợp thông thường
- 4 giờ làm việc đối với các trường hợp cần thiết phải xác định lại xuất xứ của hàng hóa.
 
III- Hướng dẫn kê khaiGiấy chứng nhận xuất xứ form D:
Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D được khai bằng tiếng Anh và đánh máy (không ghi tay). Nội dung
khai phải phù hợp với tờ khai hải quan đã được thanh khoản và các chứng từ khác như vận đơn, hóa
đơn thương mại, giấy chứng nhận kiểm tra xuất xứ hàng hóa của Công ty kinh doanh dịch vụ giám định
hàng hóa xuất nhập khẩu . (trong trường hợp có yêu cầu kiểm tra)
1. Cách ghi số tham chiếu :
Ví dụ: số tham chiếu của một form D như sau: VN-TL 03/27/0015.
Ô số tham chiếu (nằm gốc phải trên cùng của form): gồm 5 nhóm :
Nhóm 1: 02 ký tự VN: Viết tắt của Việt Nam
Nhóm 2: 02 ký tự TL : Viết tắt của Thái Lan
Nhóm 3: 02 ký tự 03 : Viết tắt năm 2003
Nhóm 4 : 02 ký tự 27: MS BQL các KCN Bình Thuận
Nhóm 5: 04 ký tự thể hiện số thứ tự của C/O form D.
 
2.Cách ghi các ô thể hiện trên form D:
- Ô thứ 1: Tên giao dịch , địa chỉ nhà xuất khẩu Việt Nam
- Ô thứ 2: Tên giao dịch , địa chỉ nhà nhập khẩu (trong ASEAN)
- Ô thứ 3: Tên phương tiện vận tải, ngày tháng vận đơn , cảng đi/ đến
- Ô số 4: Để trống
- Ô số 5: Danh mục hàng hóa
- Ô số 6 : Ký mã và số hiệu của kiện hàng
- Ô số 7: Ghi tên mặt hàng , số lượng , mã HS tương ứng của nước nhập khẩu , ghi tổng giá trị FOB
của lô hàng hoặc trọng lượng bì của lô hàng bằng chữ.
- Ô số 8: Ghi hàm lượng ASEAN
a. “X” nếu là hàng có xuất xứ thuần túy Việt Nam
b. ................% hàm lượng của một nước ASEAN, hoặc ASEAN cộng gộp.
c. “ST” : nếu hàng có tiêu chuẩn xuất xứ là “chuyển đổi cơ bản”
b và c ghi đúng theo kết luận của chứng thứ giám định.
- Ô thứ 9: Ghi trọng lượng bì, và trị giá FOB của lô hàng
- Ô thứ 10 : Ghi số và ngày của hóa đơn lô hàng
- Ô thứ 11 : Ghi “VIET NAM” ở dòng trên , ghi nước nhập khẩu ở dòng thứ hai và ghi địa điểm , ngày
tháng năm cùng chữ ký của thủ trưởng đơn vị xuất khẩu.
- Ô thứ 12: Ô này Ban Quản lý các KCN Bình Thuận ký tên và đóng dấu ;
 
IV- Các tiêu chuẩn về xuất xứ :
Trang 4 / 4
1- Xuất xứ thuần tuý: Là hàng hóa được sản xuất toàn bộ hay được khai thác tại các nước xuất
khẩu là một nước thành viện ASEAN, bao gồm:
a-Các khoáng sản được khai thác từ lòng đất , mặt nước hay đáy biển của nước đó;
b- Các hàng hóa nông sản được thu hoạch ở nước đó

4 / 4
HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN c.o Form D.docx

Đang hiển thị HƯỚNG DẪN THỦ TỤC CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN c.o Form D.docx.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây